Blogger templates

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Khôn dại cuộc đời - có dại mới có khôn

thư giản cuối tuần
Ngày cuối tuần của tôi

Khôn Dại

Ở đời có dại mới có khôn,
Chớ dại ngu si, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng để dại,
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là Khôn Dại,
Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn.
Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại
Gặp thời dại cũng hoá nên khôn…
– Nguyễn Bỉnh Khiêm –
Tôi đã từng đọc đâu đó câu nói: “Cái khôn của con người không phải tính bằng việc hơn thua bao nhiêu tuổi mà nó nhìn xoáy vào chiều sâu cảm nhận của mỗi người, cách nhìn sự việc và xử sự nơi cuộc sống. Có những kẻ sống gần trăm năm mà tưởng chừng như đã chết từ thuở lọt lòng”. Tôi không nhớ chính xác câu châm ngôn này nhưng quả thật nó ám ảnh tôi rất nhiều. Vì tôi cho rằng bất cứ ai cũng không muốn mình trở thành người dại. Nhưng để biết thế nào là “khôn” thì chẳng dễ dàng gì. Và sự ám ảnh trên không phải vì muốn thể hiện mình … “khôn” mà cốt chỉ cố tránh sao cho đừng có “dại” nghĩa là lại lấp lửng ở cái khoản “dại và khôn” .
Nói về Khôn Dại. Trần Tế Xương cũng có bài thơ sau:
DẠI KHÔN
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Này kẻ nên khôn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn
(Trần Tế Xương)
Khôn dại – dại khôn cứ hư hư thực thực chẳng biết đâu mà lần. Nếu chúng ta đã sinh là con người bình thường thì tất nhiên sẽ có lúc khôn lẫn dại. Chỉ mong sao mình biết khôn đúng nơi và dại đúng chỗ là được. “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại – dại chốn văn chương ấy dại khôn” há há đúng là bậc tiền bối dạy chí phải .
Mấy kẻ quá khôn thường giả dại
Mấy người còn dại cứ làm khôn.



Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Người khôn - Chân lý hay

chân lý hay
Người khôn
Người khôn nói ít, nghe nhiều,
Lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han.
Trước người hiền ngõ khôn ngoan
Nhường trên một bước, rộng đường dễ đi
Chuyện người, chớ nói làm chi
Chuyện mình, mình biết vậy thì mới khôn.

Chuyện người, chớ nói làm chi: Có nghĩa là chuyện của người khác người ta tốt hay xấu thì người ta biết, thường khi mình nói chuyện người khác là mình đem chuyện xấu của họ ra bàn rồi chê khen, như vậy không tốt, chuyện họ thế nào để họ tự giải quyết.
Nhưng nếu thấy họ làm điều gì sai mình cần nói để giúp họ tốt hơn thì mình nhỏ nhẹ đợi lúc chỉ có 2 người mà nói nhỏ khuyên răng họ biết để họ sửa thôi, không cần ta phải nói lớn để người ngoài biết không sẽ hay.

Lời qua tiếng lại
Lời qua tiếng lại – giải quyết chi đâu?
Sao không dừng lại – kẻo hố thêm sâu.
Lời qua tiếng lại – đưa ta đến đâu?
Sao không thở nhẹ – mĩm cười nhìn nhau.
Lời qua tiếng lại – đưa ta đến đâu?
Sao không dừng lại – thở nhẹ và sâu”





Thành Thật Luôn Mang Lại Những Người Bạn Đúng Nghĩa


Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè.
Nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa.


Gioi thieu

66 lời Phật dạy về cuộc sống

Dưới đây là 66 lời Phật dạy về cuộc sống, những câu nói khá hay của Phật giáo. Các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống.
    • Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
    • Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.
    • Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
    • Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
    • Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
    • Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
    • Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
    • Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.
    • Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.
    • Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
    • Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
    • Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.
    • Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.
    • Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
    • Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.
    • Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
    • Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.
    • Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
    • Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?
    • Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.
    • Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
    • Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?
    • Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
    • Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.
    • Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.
    • Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
    • Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.
    • Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
    • Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.
    • Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
    • Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.
    • Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.
    • Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.
    • Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.
    • Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.
    • Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
    • Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
    • Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.
    • Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
    • Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.
    • Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.
    • Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
    • Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
    • Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.
    • Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
    • Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.
    • Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
    • Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?
    • Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.
    • Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.
    • Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
    • Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
    • Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
    • Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.
    • Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
    • Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.
    • Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.
    • Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
    • Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
    • Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.
    • Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.
    • Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.
    • Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
    • Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
    • Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
    • Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

video






Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Hạnh chỉ danh cho ai biết cảm nhận thực tại





Người đủ ăn đủ mặc,
Là người có phước đức,
Do đó nên ít lo,
Nhờ vậy mà dễ tu.
Là người Phật tử chân chính, chúng ta hãy nên biết phát huy hai mặt phước và đức song hành với nhau, giúp người vì tấm lòng tôn kính quý trọng, không phân biệt kẻ sang người hèn. Người có tấm lòng rộng mở mới có thể làm việc bố thí, cúng dường một cách vô điều kiện, có nghĩa là bình đẳng trong việc giúp đỡ, san sẻ, như trường hợp của ông Cấp Cô Độc. Nhờ vậy, tuy giàu có bậc nhất trong thiên hạ nhưngông vẫn khiêm cung; trên thì cung kính, tôn trọng người tu hành chân chính, biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ; dưới thì bình đẳng bố thí, yêu thương, giúp đỡ tất cả mọi người. Ông là bậc mô phạm xứng đáng để hàng hậu học chúng ta bắt chước làm theo. Chính từ tấm lòng rộng mở để nâng đỡ tha nhân mà tâm ích kỷ của ta được chuyển hóa, tâm tham lam được giải trừ, tâm bỏn sẻn được thay đổi, tâm từ bi được tăng trưởng, tâm bao dung và độ lượng được phát triển, tâm buông xả được sáng ngời bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.Bây giờ chúng ta từng tự thứ lớp đi vào nội dung chính của Kinh Nhân Quả Phước Đức mà giải thích từng phần.Phật dạy:
Phương pháp thứ nhất:
Luôn gần gũi người hiền,
Lánh xa kẻ xấu ác,
Tôn kính bậc đáng kính,
Đó là phước đức lớn nhất.
Người Phật tử chân chính trước tiên phải biết thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính và hay lánh xa kẻ xấu ác, vì sao?Vì“gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Thường thì người hiền sống có nhân cách và đạo đức nhờ biết tu tâm dưỡng tánh, do đó chúng ta có dịp gần gũi người hiền để được học hỏi các điều hay, lẽ phải, nhờ vậy cuộc sống của ta càng ngày càng thăng hoa, hướng về điều thiện nhiều hơn,do đó ít vấp phải lỗi lầm đáng tiếc.Bậc hiền tài hay một vị thầy tâm linh luôn sống có ý thức, biết giữ gìn nhân cách, sống điều độ, hài hòa, không buông lung, phóng túng, trước khi làm việc gì biết xét nét kỹ càng và lường được hậu quả của nó. Do đó, chúng ta có phước báo lớn lao mới có dịp gần gũi, thân cận các bậc hiền Thánh. Các Ngài đã có khả năng chuyển hóa những lỗi lầm và ta có thể học hỏi để biết cách thay đổi cuộc đời và sẽ là gương tốt cho hàng hậu học noi theo. Do có định tĩnh và sáng suốt nên lòng từ bi rộng mở, các Ngài nhiệt tâm, bền chí trong việc dạy dỗ, hướng dẫn cho chúng ta tu học, tất cảđều phát xuất từ tấm lòng yêu thương chân thật, có khả năng giúp cho chúng ta làm người tốt mà biết cách vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
Bởi vậy, bậc hiền Thánh do kinh nghiệm một đời tu tập, đã từng học hỏi người xưa qua sách vở và đã áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống, nên gần gũi các Ngài ta sẽ học được những lời dạy quý báu,chân thành và bổ ích; nhờ đó chúng ta ít vấp phải lỗi lầm mà không rơi vào hố sâu của đam mê, tội lỗi. Thế gian này là một trường đời hỗn hợp, phức tạp vô cùng, vì sự phát triển xã hội là từ lòng tham của con người, do đó cái ác luôn chiếm ưu thế, làm cho con người điên đảo, vọng động, mà làm những điều xấu xa, tội lỗi,gây khổ đau cho nhân loại. Vì thế, người con Phật cần phải biết khôn ngoan, khéo léo,tránh xa những kẻ xấu ác, mà hay gần gũi các bậc hiền tài, nếu không ta sẽ có ngày mang họa vào thân.Bản thân chúng tôi là một bằng chứng thiết thực, mới bảy tám tuổi đã bị tiêm nhiễm bởi các thói hư, tật xấu do sống chung và ảnh hưởng môi trường xung quanh không tốt. Tôi đã rơi vào hố sâu của tội lỗi,nên hơn nửa đời người đã làm các việc xấu ác. Tôi may mắn có được người mẹ nhân từ, đức độ,nên đã giúp tôi làm mới lại cuộc đời nhờ tình thương bao la của bà. Nếu ta muốn làm người tốt thì trước tiên phải biết gần gũi các bậc hiền Thánh, cố gắng học hỏi và rèn luyện nhân cách sống ngay từ thuở ấu thơ. Một gia đình có nề nếp gia phong tốt luôn biết cách dạy dỗ để giúp con em mình sống có chừng mực và hiểu biết.
Chúng ta thử nghĩ về một số người chơi ma túy đang bị cơn nghiện sai khiến, sắp sửa đi cướp giựt để có tiền mua ma túy. Thái độ đó rất xấu, nó làm cho con người ta vừa vật vã, vừa thèm khát khoái lạc,nên đành phải hung dữ, bạo động trong mù quáng. Nếu như ta đang ở trong nhóm người như vậy thì ta đang hấp thụ những chất độc hại, đang tàn phá cơ thể của ta, đang làm cho người thân ta đau khổ và gây thiệt hại cho nhiều người khác. Do đó, ta phải biết khôn khéo lánh xa kẻ xấu ác, luôn thân cận bậc hiền Thánh và phải biết tôn kính những bậc đáng kính. Nếu không thì cả thân và tâm của ta sẽ bị lây lan bởi thói hư tật xấu. Ta muốn có sức khỏe thì phải biết đưa vào cơ thể các thực phẩm tốt cho thân và thực phẩm an toàn cho tâm. Ta phải tìm một môi trường lành, môi trường có nhiều người tốt, trong đó mọi người đều có hướng thăng hoa đạo đức, có lý tưởng tốt để phục vụ nhân loại. Ở trong môi trường tốt, thực phẩm mà ta tiêu thụ sẽ trở nên hiền lành. Được sống với nhiều người tốt mà cùng nhau tu học trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, quét tước, dọn dẹp, lau chùi, mình đều được bảo bọc bởi năng lượng hiền lành ấy, ta sẽ được thân tâm an ổn, nhẹ nhàng.
Vậy thế nào là kẻ xấu ác? Đó là kẻ thích sát sinh, hại vật, lường gạt, trộm cướp, sống hưởng thụ, vui chơi quá đáng, lười biếng, ỷ lại vào sự nghiệp của gia đình, bất hiếu với cha mẹ và hay say sưa, nghiện ngập. Tóm lại, sống chung với người xấu ác nếu không phải là bậc hiền Thánh thì trước sau gì cũng nhiễm thói quen xấu của họ, dù chúng ta có cố gắng cách mấy đi nữa cũng khó bề vượt qua. Như khixưa còn nhỏ ta thường tắm sông chung với nhau. Nếu lên bờ trước thì những bạn khác sẽ vấy sình bùn vào người để ta cùng dính bẩn. Cho nên, khi các em còn đang học nơi mái ấm nhà trường thì hãy khéo khôn, ngoan ngoãn, sáng suốtchọn bạn tốt mà chơi. Bạn nào siêng năng, chăm chỉ học hành, lại hay khuyến khích, giúp đỡ người khác, sống biết hiếu nghĩa với cha mẹ, thì ta hãy nên kết làm bạn thân với người đó. Cho nên, ca dao Việt Nam có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” quả thật không sai chút nào. Ngoài việc lánh xa kẻ xấu ác, chúng ta hãy thường xuyên thân cận bậc hiền Thánh để được học hỏi những lời dạy quý báu. Ta luôn biết ơn và tôn kính người có công dạy dỗ chúng ta nên người, nhờ vậy chúng ta ý thức được lời dạy của các Ngài mà cố gắng hành trì, tu tập để xứng đáng là người Phật tử chân chính.
Phương pháp thứ hai là:
Biết chọn môi trường tốt,
Để làm các việc lành,
Cùng hướng về đường thiện,
Là phước đức lớn nhất.
Ngoài việc thân cận bậc hiền Thánh để học hỏi những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, ta còn phải biết chọn môi trường tốt để làm các việc thiện lành, nhằm giúp ích cho mọi người và tự hoàn thiện chính mình. Trong thời đại văn minh, sự tiến bộ tiện nghi về vật chất đã giúp con người tiết kiệm được thời gian rất nhiều; nhưng ngược lại hoàn cảnh môi trường sống thường đem đến cho chúng ta những điều không được hài lòng, như ý. Do đó, ta phải biết chọn lựa môi trường tốt để tu chí, học hỏi mà làm các việc thiện lành, tốt đẹp. Nhờ vậy, ta đang tiến dần trên con đường giác ngộ, giải thoát để vượt qua biển khổ, sông mê mà vươn lên làm đẹp cuộc đời.
Thuở xưa, nhà thầy Mạnh Tử khi còn nhỏ sống gần nghĩa địa; thấy người đào huyệtchôn rồi khóc lóc người thân, thầy về nhà cũng bắt chước đào hố chôn rồi lăn khóc. Bà mẹ thấy vậy không hài lòng vì sợ con hư, nên tìm cách bán nhà và dọn ra chỗ gần chợ để ở. Thầy Mạnh Tử ở gần chợ thấy người mua bán cân đo đong đếm gian dối, thầy về nhà cũng bắt chước làm theo. Bà mẹ thấy vậy cảm thấy buồn trong lòng nên nói “chỗ này không phải để con ta ở”; thế là bà tiếp tục bán nhà và dọn đến gần trường học để ở. Thầy Mạnh Tử ở gần trường học, thấy trẻ đua nhau siêng năng học hỏi, lễ phép cung kính thưa hỏi thầy cô giáo, về nhà thầy cũng bắt chước đi thưa về trình lễ phép và siêng năng tinh cần học tập. Lúc này, bà mẹ Mạnh Tử mới thật sự vui lòng nói, “chỗ này mới thật đúng là chỗ của con ta ở”.Rồi một hôm, thầy Mạnh Tử bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi trông thấy liền cầm dao cắt đứt tấm vải trên khung mà nói rằng, “con đang đi học mà bỏ học thì giống như mẹ cắt đứt tấm vải này mà bỏ đi”. Nghe lời mẹ dạy như thế, thầy Mạnh Tử liền ăn năn hối hận, thầy xin lỗi mẹ và từ đó về sau luônsiêng năng, chăm chỉ học hành, không dám lơ là, chễnh mảng một ngày nào. Nhờ vậy, sau này thầy trởthành bậc hiền tài có tiếng tăm mà dấn thân đóng góp cho gia đình, phục vụ tốt cho xã hội. Cha mẹ là thầy giáo đầu tiên của con trẻ, một gia đình có nề nếp gia phong tốt thì cha mẹ phải biết cách chăm sóc và dạy dỗ con cái đúng mức. Mẹ thầy Mạnh Tử ba lần dọn nhà, thay đổi chỗ ở, biết chọn môi trường tốt để giúp con mình ý thức và hiểu biết về giá trị sự sống, mà cố gắng siêng năng học hỏi, nhờ đó khi lớn lên thành bậc mô phạm đạo đức trong xã hội.Do đó, bậc làm cha mẹ phải biết dạy con khi tuổi còn nhỏ.Nếu thấy chúng tự tay giết hại một con vật vô cớ thì ta phải chỉ dạy liền, giết hại là một việc làm xấu vì ai cũng ham sống sợ chết, tại sao ta nỡ nhẫn tâm giết hại chúng. Thấy con mình lấy đồ của ai mà không trả lại là bậc cha mẹ phải chỉ dạy con mình tường tận, nhân trộm cắp sẽ dẫn đến quả báo nghèo cùng,khốn khổ trong hiện tại và mai sau.
Có một con sư tử mẹ rất thương con nên mỗi lần đi săn đều ngặm cổ con mình cùng theo. Trong lúc rượt con mồi, sư tử mẹ nhảy qua tảng đá, vì muốn há miệng để chụp con mồi mà nó vô tình làm sư tử con rớt xuống vực thẳm. Nhìn xuống vực sâu mà không thấy con mình đâu, nó buồn bả tiếc nuối thương con trong nỗi khổ, niềm đau. Không biết trời xuôi đất khiến như thế nào mà con sư tử con vẫn còn sống, nó chỉ bị thương nhẹ và được đàn cừu chăm sóc. Cừu mẹ coi nó như con của mình nên nuôi nó tử tế,nhờ vậy nó sống được trong sự đùm bọc, giúp đỡ của anh em nhà cừu. Nó lớn nhanh theo thời gian nhờ môi trường mới và hòa đồng vào nhịp sống của đàn cừu và trở nên hiền từ như các con cừu non, mặc dù bản chất nó là con sư tử.Vài năm sau, sư tử mẹ có dịp đi ngang qua vùng thảo nguyên của đàn cừu. Từ xa, sư tử mẹ đã thấy sư tử con nằm giữa bầy cừu. Sư tử mẹ rất đỗi ngạc nhiên tại sao có con sư tử hiền hậu ở trong bầy cừu? Bởi bản chất của sư tử là ăn mồi sống và nó sẽ tấn công bất cứ con vật nào để nuôi sống bản thân. Trong dòng suy nghĩ mong lung, nó nhớ lại đứa con cách nay vài năm đã bị rơi xuống vực sâu, “không lẽ con ta còn sống sót đó sao?” Nghĩ vậy, nó mon men đến gần mà không hề cố ý vồ một con cừu nào hết. Khi thấy sư tử xuất hiện, cả bầy cừu đều hoảng loạn bỏ chạy. Sư tử mẹ chỉ cố tình đuổi theo sư tử con và cuối cùng đã gặm được cổ nó và chạy đến bên bờ suối, rồi thả xuống để nó uống nước.
Câu chuyện ngụ ngôn trên được dừng lại nơi đây để chúng ta cùng tham khảo và suy gẫm. Môi trường tốt hay xấu rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nếu ta có đầy đủ phúc duyên được sống gần các bậc hiền đức để học hỏi và rèn luyện bản thân, nhờ vậy ta có thể phát triển theo chiều hướng tích cực để có thể giúp đỡ gia đình và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội. Đời sống của loài cừu chỉ an phận với đồng cỏ non trước mắt, nên cuộc sống của chúng còn rất nhiều giới hạn. Muốn khai thác tiềm năng vô hạn của con người để được sống yêu thương hơn, ta phải quyết tâm biết chọn môi trường tốt để có cơ hội dấn thân phục vụ, cùng hướng về việc làm có ích cho nhân loại.
Phương pháp thứ ba là:
Siêng học lại giỏi nghề
Biết giữ gìn đạo đức
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.
Siêng năng, chăm chỉ học hành, biết nghe lời thầy cô giáo là trách nhiệm của chúng ta khi còn ngồi trong ghế nhà trường. Trong thời gian đang học, quan hệ bạn bè rất cần thiết. Nếu ta có bạn luôn siêng năng, chăm chỉ thì ta cùng nhau chăm chỉ học hành, cùng động viên, khuyên nhủ nhau mà cố gắng học tốt. Khi lớn lên, chúng ta biết chọn nghề nghiệp chân chánh và phải siêng năng tận tụy với nghề nghiệp đó.Người con Phật phải biết tránh những nghề nghiệp làm tổn hại đến tất cả chúng sinh; như nghề mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em, mua bán vũ khí, mua bán thuốc độc, mua bán rượu, xì ke, ma túy, và nghề trực tiếp giết hại các loài súc vật. Muốn được như vậy thì ta phải đồng hướng về Tam bảo quy y Phật-Pháp-Tăng, và phát nguyện gìn giữ 5 điều đạo đức.
Ngoài ra còn phải siêng năng học hỏi, tu bổ tay nghề, hay học đi đôi với hành. Vậy học là gì? Hành là sao?Học là tiếp thu những kiến thức hiểu biết cơ bản của nhân loại qua mấy ngàn năm lịch sử con người. Chúng ta có thể học qua trường lớp, qua sách vở, học ở bạn bè, học ở gia đình và học ở thực tế cuộc sống. Mục đích việc học là nâng cao sự hiểu biết của con người và vạn vật trên thế gian này, để biết được thật giả, tốt xấu, đúng sai, phải quấy, mà chúng ta có thể áp dụng vào trong đời sống hằng ngày. Muốn hiểu biết được bản chất của cuộc đời, ta phải siêng năng học hỏi, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, để sau khi khôn lớn trưởng thành ta biết vận dụng việc học của mình mà làm tròn trách nhiệm đối với gia đình, dấn thân phục vụ tốt cho xã hội.Sau khi đã hiểu biết về kiến thức, ta bắt đầu giai đoạn tiếp theolà chọn ngành nghề để làm việc. Có nhiều nghề đem lại lợi ích cho tha nhân mà không làm tổn hại cho ai, như nghề thầy giáo, nghề chữa bệnh, nghề gieo trồng sản xuất và giáo dục tâm linh để hoàn thiện nhân cách đạo đức, giúp mọi người tự tin chính mình và tin sâu nhân quả.Người Phật tử chân chính sẽ biết khôn ngoan, sáng suốt chọn lựa nghề thánh thiện. Vậy mà ngày nay, có nhiều người cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, đã tốt nghiệp đại học nhưng sau đó chẳng đem cái được học làm sự nghiệp sinh sống; rốt cuộc hoang phí tiền bạc của cha mẹ hơn 20 năm nuôi dưỡng. Mục đích của việc học là để nâng cao trinh độ hiểu biết mà ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Việc ỷ lại, nhờ vã vào người khác là căn bệnh lười biếng của một số người sống thiếu ý thức và trách nhiệm của mình. Những kẻ như thế khó bao giờ thành đạt trong xã hội, thử hỏi làm sao có đủ khả năng nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và phục vụ nhân loại?
Để việc giao tiếp với đối tác trong quan hệ cuộc sống được vuông tròn, tốt đẹp, ta cần phải nói lời hòa nhã, dịu dàng, dễ nghe, nhờ biết quy hướng Tam bảo và gìn giữ 5 điều đạo đức. Ý thức được khổ đau do sự giết hại gây ra, ta không trực tiếp giết hại hay xúi bảo người khác giết hại. Ta không tự ý lấy đồ của người kháckhi không được cho phép, hoặc hiên ngang cướp giật công khai. Ta sống chung thủy một vợ một chồng, không ngoại tình, lang chạ với người khác. Ta không nói lời hằn học nặng nề, hay mắng chửi người khác; cho đến việc ta không đưa các độc tố vào cơ thể như rượu, xì ke, ma túy, vì nó làm ta điên cuồng, mê muội. Ta siêng năng, tinh cần học hỏi, và biết phát huy nghề nghiệp đúng mức;nhờ vậy ta sống có nhân cách đạo đức, nên thân tâm được thanh tịnh, trong sáng mà an ổn, nhẹ nhàng.
Phương pháp thứ tư là:
Biết hiếu dưỡng cha mẹ,
Thương yêu gia đình mình.
Lại làm nghề thích hợp,
Là phước đức lớn nhất.
Hiếu dưỡng với cha mẹ là trách nhiệm và bổn phận của một con người. Ta có thân này là nhờ công ơn của cha mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau, cha làm lụng vất vã để nuôi ta khôn lớn. Gia đình là chỗ nương tựa chính đáng giúp ta trưởng thành và nên người, nhờ cha mẹ biết cách nuôi dạy khôn khéo, tập cho con mình biết sống tự lập, có một nhận thức đúng đắn và sống không ỷ lại vào gia đình. Riêng về bổn phận làm con, chúng ta biết nghe theo lời của cha mẹ, cung kính, hiếu thảo và biết ơn.
Chọn nghề nghiệp để làm việc là một điều rất quan trọng, cần thiết trong cuộc sống. Trong xã hội, tùy theo địa vị mà có chức năng và nghề nghiệp khác nhau, nên người con Phật cần phải biết khôn ngoan,sáng suốt lựa chọn cho mình một nghề nghiệp chân chính. Nghề nghiệp chân chính không làm tổn hại một ai, giúp ta sống an vui, hạnh phúc vì có cơ hội phục vụ tốt cho nhiều người. Ngành nghề trong xã hội rất đa dạng và phong phú, có những nghề càng làm càng có phước, có những nghề càng làm càng có tội. Nghề có phước như xây dựng trường học, cầu cống, đường xá, y tế, bác sĩ, bảo vệ môi trường, trồng trọt v.v… Nghề có tội như trực tiếp sát sinh, hại vật, mua bán vũ khí, mua bán trẻ em phụ nữ, mua bán rượu và các chất xì ke, ma túy là những nghề càng làm càng gây tạo thêm tội lỗi. Quả báo trong hiện tại bị bệnh hoạn, chết yểu, bị tù tội và si mê, cuồng loạn. Sau khi chết lại bị đọa 3 đường dữ để chịu khổ báo, hành hạ trong địa ngục và làm quỷ đói, súc sinh để trả nợ tiền kiếp oan gia.
Trong bầu vũ trụ bao la này, từ con người cho đến muôn loài muôn vật đều sống nương nhờ lẫn nhau theo nguyên lý nhân duyên quả mà bảo tồn mạng sống. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Do đó, chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết. Một con người muốn hoàn thiện chính mình thì trước tiên phải biết hiếu kính với cha mẹ, bởi đó là người có công sinh thành dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn, mà ta còn không biết ơn thì thử hỏi làm sao có thể tốt với mọi người. Ngoài việc hiếu thảo đối với mẹ cha, ta còn phải có trách nhiệm và bổn phận thương yêu gia đình người thân như là thương yêu chính mình. Muốn được như vậy,ta phải biết chọn nghề nghiệp chánh đáng để sinh sống mà ít làm tổn hại cho ai. Ta sống được trọn vẹn như thế nên lúc nào cũng bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Phương pháp thứ năm là:
Sống vui vẻ bố thí,
Giúp gia đình người thân.
Bình đẳng tùy theo duyên,
Là phước đức lớn nhất. 
Đạo Phật đi vào đời vì lợi ích chúng sinh để chuyển hóa hiểm nghèo. Phật dạy pháp bố thílà điều căn bản trong cuộc sống. Bố thí là con đường mở rộng cửa từ bi để mọi người biết sống thương yêu bằng trái tim hiểu biết và đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Một người làm ăn lương thiện, có nhân cách đạo đứcbiết gầy dựng cơ nghiệp của mình từ hai bàn tay và khối óc. Đó là phước đức lớn nhất;càng phước đức hơn khi cuộc sống của ta được đầy đủ về mọi mặt, ta không phải lo toan cơm áo gạo tiền, không phải bận bịu về kế sinh nhai, nên dễ dàng dấn thân đi vào đời để phục vụ lợi ích cho nhân loại.Nhờ vậy ta có cơ hội sống tốt hơn để phụng dưỡng cha mẹ, giúp đỡ người thân và nâng đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh, nhất là những người đang gặp bất hạnh, thiếu thốn, khó khăn. Sống trung thực, thật thà,ngay thẳng, biết xét nét từng cử chỉ, hành động của mình mà ta lúc nào cũng an vui, thanh thản, chẳng có điều gì phải dằn vặt làm ta bận lòng. Ta sống được bình an mà hay giúp người cứu vật là đã thành tựu phước đức.
Khi ta đã có đời sống ổn định mà lại có nghề nghiệp chân chính,thì phải chia tiền bạc ra làm 5 phần, 2phần duy trì công việc góp vốn kinh doanh, 1 phần lo thủ hậu bệnh hoạn mai sau, 1 phần giúp gia đình,người thân khi gặp hoàn cảnh khó khăn, 1 phần cúng dường người tu hành chân chính hoặc giúp đỡ ai đó trong cơn hoạn nạn, khốn khó. Bố thí hay nâng đỡ tha nhân là việc làm cao thượng mà mỗi người con Phật cần phải có trách nhiệm và bổn phận giúp đỡ lẫn nhau vì tình người, tình nhân loại trong cuộc sống. Người con Phật trước tiên phải giúp đỡ cho gia đình, người thân trước; kế đến mới giúp người ngoài xã hội và cúng dường Tam bảo; nhưng người có tiền bạc thì dễ dàng làm được điều đó, còn kẻ nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn thì làm sao đây? Vấn đề được đặt ra ở đây chính là tấm lòng, nếu ta có tấm lòng thì có tất cả, tùy hỷ tán thán với việc làm tốt đẹp của người khác cũng là một nghệ thuật sống làm cho ta chuyển hóa được thói quen ganh ghét, tật đố. Ta vui với việc làm tốt của người khác, nhờ đó ta sống trong bình an, hạnh phúc.
Có nhiều gia tộc sống rất hay. Khi có người thành công trong việc làm ăn sinh sống thì bắt đầu tìm cáchtạo điều kiệngiúp đỡ cho người thân cũng được thành công như mình. Kinh Phật có một câu chuyện rất thực tế. Có người hỏi, hai người đồng nhau về mọi phương diện tài năng, giới hạnh, nhưng một người biết bố thí giúp đỡ, một người thì không; sau khi chết đi, nếu hai người ấy sinh lại làm người thì có sự khác biệt như thế nào? Phật nói, “người có bố thí, giúp đỡ sẽ vượt qua người kia trên 5phương diện: sống thọ và khỏe mạnh hơn; nhan sắc xinh đẹp, dễ nhìn; cuộc sống an vui, hạnh phúc; có địa vị, danh phận rõ ràng và có cuộc sống ngày càng thăng hoa hơn”. Do vậy, bố thí cúng dường giúp ta vui vẻ sống lạc quan và dễ dàng buông xả các thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật.Nhờ có bố thí và buông xả, ta được phước báu đầy đủ, dư dã về mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần, cuộc sống luôn no cơm ấm áo; nhờ vậy ta khỏi phải lo toan, bận bịu mà sống có tình thương yêu chân thật, tình người trong cuộc sống; do đó, ta biết khoan dung và độ lượng, cảm thông và tha thứ, biết chia vui sớt khổ trên tinh thần vô ngã, vị tha.
Hai người cư sĩ cùng giữ 5 giới đầy đủ, siêng tu trí tuệ, biết buông xả các tâm tư hại người hại vật;nhưng một người có bố thí, biết giúp đỡbằng cả tấm lòng thành kính của mình, thì dĩ nhiên sẽ tăng thêm nhân quả thiện lành, tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Do đó, quả báo sẽ thù thắng hơn trong 5 điều:sống thọ, sắc đẹp, an lạc, địa vị và cuộc sống ngày một thăng hoa hơn. Giúp người hay nâng đỡ một ai là nghĩa cử cao đẹp của người con Phật, sống cho đi mà không cần đền đáp lại vì đó là trách nhiệm chung và bổn phận của mọi người trong xã hội. Ta cho những gì mình cần, mình thích, mình trân quý, mới là cách cho khó làm nhất trong cuộc đời. Để đạt được đỉnh cao của tấm lòng vô ngã, vị tha, ta phải thấu rõ bản chất của cuộc đời là hư dối, tạm bợ, vô thường và không có thực thể cố định là ta, là của ta. Cho mà không thấy mình cho, vật cho, và đối tượng để cho; có nghĩa là khi gặp người tu hành chân chánh thì ta cúng dường, khi gặp người khó khăn thì ta giúp đỡ mà không tính toán, so đo, tùy duyên,tùy hoàn cảnh mà ta có thể đóng góp lợi ích thiết thực vào trong cuộc sống hằng ngày.Bố thí hay giúp đỡ, sẻ chia là con đường mau dẫn đến giàu có, an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại; là pháp tu căn bản của người con Phật. Do vậy, ai hiện đời sống khá giả, nhiều tài sản là người đã biết gieo trồng phước đức từ nhân biết bố thí, san sẻ, giúp đỡ người khác.Ai hiện tại nghèo hèn, khốn khó, ít tài sản, dù làm việc vất vả, nhọc nhằn quanh năm mà vẫn thiếu trước, hụt sau, thì ta biết mình ít gieo trồng phước, nên cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc bố thí, cúng dường.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khác biệt trong thực tế làm ta nghi ngờ về lý nhân quả. Có người sống hay lường gạt, trộm cướp, lấy của người, mà họ vẫn sống phây phây, giàu có, dư dã, có nhiều thế lực và tài sản lớn. Nhân quả thật sự rất đa dạng và phức tạp, bởi phải trải qua 3 thời hiện tại, quá khứ, vị lai; hay còn gọi là hiện báo, sinh báo và hậu báo.Hiện báo là khi ta gieo nhân thì có kết quả liền trong hiện tại; như ta đang đói bụng ăn cơm vào được no. Chính vì vậy mà ta gọi là gieo nhân thì gặt quả.Sinh báo là khi ta gieo nhân thì phải chờ đến một thời gian nào đó mới có kết quả. Hậu báo thì phải trải qua nhiều đời, nhiều kiếp mới cho ra kết quả. Khi đã gieo nhân dù trăm kiếp nghìn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên thì sẽ cho ra kết quả, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi. Như chúng ta đồng thời gieo trồng hạt giống của ba loại, cây lúa, cây chuối và cây xoài cùng một thời gian. Kết quả là ta thu hoạch được 3 loại này vào thời gian chênh lệch khác nhau.Hạt giống của cây lúa khi gieo xuống thì từ 3 tháng cho đến6 tháng thì sẽ thu hoạch được. Hạt giống của cây chuối khi trồng xuống phải từ 6 tháng cho đến 1 năm mới thu được kết quả. Riêng hạt giống của cây xoài thì nhanh lắm cũng phải từ 2 năm trở lên mới có thể thu hoạch. Qua hình ảnh thí dụ này, chúng ta thấy đường đi của nhân quả còn chịu ảnh hưởng của nhiều duyên khác. Có khi ta gây nhân mà không gặt được kết quả bởi do duyên không hội tủ đủ đầy.
Về mặt nhân quả, kẻ làm ác mà vẫn hưởng điều tốt lành trong hiện tại, như giàu sang và có chức quyền, vì đây là dư báo làm thiện của họ ngày xưa còn quá nhiều, nên ta thấy nhân quả dường như chẳng công bằng. Chúng ta có thể qua mặt được luật pháp và dối gạt nhiều người khác, nhưng ta không thể nào qua mặt được luật nhân quả nghiệp báo, đến khi phước hết thì chịu họa khổ đau vô cùng tận. Những người hiện tại chuyên bố thí cúng dường hay giúp đỡ mọi người, nhưng vẫn thường xuyên gặp trắc trở, hoạn nạn là vì sao? Có một bà già chuyên làm việc từ thiện đã gần 30 năm, ai cũng biết bà như một vị Bồ tát Quan Âm luôn có mặt khắp mọi nơi. Vậy mà lúc nào bà cũng gặp điều bất hạnh. Chuyến từ thiện hôm ấy mọi người trên xe đều chết, riêng bà chỉ bị gãy xương tay mà thôi. Sự việc xảy ra như thế làm bà mất niềm tin về nhân quả, bà gần như muốn thoái Bồ đề tâm. Một hôm,bà vô tình gặp một vị thầy, nênliền kể hết nguyên nhân và kết quả việc làm của bà từ bấy lâu nay.Vị thầy ồ lên một tiếng và tán thán việc làm của bà mà không quên kèm theo một lời an ủi thắm đậm tình người, “bà không thấy đó sao,bao nhiêu người đều chết hết trong chuyến xe oan nghiệt đó, còn bà chỉ bị gãy tay mà thôi và nay đã lành lặn. Đó là phước của bà đã làm từ thiện trong nhiều năm qua, nhờ vậy bà thoát chết trong đường tơ kẻ tóc mà vẫn sống để tiếp tục làm công việc chia vui, sớt khổ, giúp đỡ mọi người nhiều hơn nữa”.Khi được vị thầy trình bày cặn kẽ về sự phức tạp và đa dạng của nhân quả phải trải qua 3 thời hiện tại-quá khứ-vị lai, bà hoan hỷ, vui vẻ chưa từng có từ trước đến nay, nên phát tín tâm không còn nghi ngờ về nhân quả nữa. Từ đó, bà vững lòng tin hơn nên phát nguyện đời đời kiếp kiếp luôn sống vì mọi người. Giờ thì bà tuy đã lớn tuổi nhưng hầu như chuyến từ thiện nào bà cũng đều có mặt, bà luôn vui tươi chia sẻ để làm giảm bớt nỗi đau bất hạnh của nhiều người.
Bố thí giúp đỡ với tâm chân thành, vui vẻ, đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ sẽ giúp cho người qua cơn hoạn nạn, nên giá trị đóng góp rất thiết thực, như người khát cần nước, người rét cần lửa, người đói cần ăn. Ta bố thí, cúng dường với tâm cung kính, tôn trọng, thì cả hai người cho và nhận đều được an lạc, hạnh phúc thật sự ngay tại đây và bây giờ.



THÍCH ĐẠT MA PHỔ GIÁC

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Khi công tử chê tiền


Tất cả nỗi khổ đau đều có nguyên nhân sâu xa của nó do thói quen huân tập của mỗi người mà dẫn đến hậu quả như tham-sân-si-mạn-nghi-ác kiến. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, không có gì là khi không bỗng dưng mà có, hay do đấng quyền năng nào tạo ra. Nguyên nhân mọi sự đau khổ đều do tham-sân-si tạo thành, nên biết được gốc rễ, cội nguồi của chúng thì ta sẽ biết cách mà khắc phục. Thời Phật tại thế, Cấp Cố Độc là nhà giàu sang bậc nhất, lúc nào ông cũng sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khổ, bần hàn, bệnh tật, không nơi nương tựa. Ông phát nguyện đời đời, kiếp kiếp cúng dường Tam Bảo và thực hành bố thí với tấm lòng chí thành, chí kính. Ông đã bỏ ra một số vàng khổng lồ để mua khu vườn của Thái tử Kỳ-đà cất Tịnh xá cho giáo đoàn của đức Phật. Ngược lại với cha, con trai của ông tên là Kỳ-la làm quan dưới thời vua Ba-tư-nặc chẳng tin kính Tam Bảo, lại còn phỉ báng, phê bình cha mình đem của cải bố thí cho mấy ông Sa-môn ăn không ngồi rồi. Một hôm, vua Ba-tư-nặc cùng Mạt-lợi hoàng hậu thiết lễ cúng dường trai Tăng tại hoàng cung, công tử Kỳ-la tỏ vẻ không đồng ý, bất bình nói những lời bất kính, vô lễ. Đức Phật biết được tâm ý của Kỳ-la, sau khi thuyết giảng xong, Ngài nói bài kệ: Người bỏn xẻn không sinh cõi trời Người ngu không ưa việc bố thí Người trí sinh lòng tùy hỷ Vì vậy mọi người đều được an lạc. Chuyện đến tai vua Ba-tư-nặc, Kỳ-la bị nhà vua cho thôi việc; từ đó Kỳ-la càng thêm oán ghét đức Phật và Tăng chúng. Lần nào trưởng giả Cấp Cô Độc thiết lễ cúng dường trai Tăng tại nhà, Kỳ-la đều có thái độ bực bội, tìm cách vắng nhà. Sau nhiều lần khuyên nhủ, chỉ dạy con mình bất thành, Cấp Cô Độc không cách nào thuyết phục được đứa con ngỗ nghịch; cuối cùng, ông nghĩ ra diệu kế gọi con đến dỗ ngọt, hy vọng con mình sẽ chấp nhận, “lúc này cha quá bề bộn công việc không đến Tịnh xá Kỳ Viên để nghe Pháp được, cha nhờ con đi nghe giúp, cha sẽ chi cho con 100 đồng tiền vàng”. Vừa nghe chuyện, Kỳ-la đã muốn nổi cáu lên, nhưng thấy cha chi số tiền quá lớn, máu tham khởi dậy nên Kỳ-la vui vẻ nhận lời đi đến Tịnh xá kỳ Viên để nghe thuyết Pháp. Trước khi đi, công tử còn nói với cha, “sau khi con đi nghe Pháp về cha phải giữ đúng lời hứa chi ngay cho con 100 đồng tiền vàng đấy”. Cấp Cô Độc thấy con thay đổi thái độ, trong lòng mừng vui nói, “từ xưa đến nay cha có bao giờ nói gạt con đâu? Con cứ an tâm đi nghe Pháp thay cha”. Tờ mờ sáng, công tử Kỳ-la đã điểm tâm xong và thẳng đến Tịnh xá Kỳ Viên tìm chỗ vắng vẻ đánh một giấc tới chiều thức dậy đi về. Thế là một ngày trôi qua, Kỳ-la về nhà xin cha số tiền đã hứa. Sau khi đưa tiền cho con xong, trưởng giả còn khen con trai lúc này giỏi lắm, khi nào ông bận việc thì Kỳ-la lại đi nghe Pháp hộ ông. Kỳ-la vui vẻ nói với cha, “cha cứ yên trí, con lúc nào cũng sẵn sàng đi nghe Pháp giúp cha”. Vừa nói, Kỳ-la vừa săm se những đồng tiền vàng, trong lòng cảm thấy rất khoái chí, “không biết mấy ông Sa-môn đầu trọc kia có bí quyết gì mà cha mình mê đến thế?” Ngày tháng trôi qua, việc đi nghe Pháp giúp cha cứ diễn ra y như thế, riết rồi trở thành thói quen. Một hôm, Cấp Cô Độc gọi con lại nói rằng, “hôm nay có thời thuyết Pháp rất quan trọng, con phải nhớ ít nhất 4 câu kệ để về nói lại cho cha nghe. Nếu con ghi nhớ và thuộc lòng nhiều hơn, cha sẽ thưởng con 500 đồng tiền vàng”. Nghe cha nói thế, hôm ấy Kỳ-la đến Tịnh xá Kỳ Viên thật sớm, cố học thuộc 4 câu kệ rồi về sớm để đi xem hát. Nhờ trí thông minh sẵn có, Kỳ-la dễ dàng thuộc lòng 4 câu kệ Phật nói rồi vội vã quay về. Đi được một quãng, Kỳ-la không hiểu ý nghĩa bài kệ nên quay lại xin Phật giải thích. Kỳ-la chăm chú nghe Phật giảng ý nghĩa từng câu, từng chữ của bài kệ. Do nhân duyên lành đời trước khai phát giống như đang ở trong nhà tối bỗng dưng có đèn sáng lên làm rõ mọi vật; sau thời Pháp, Kỳ-la chứng quả Tu-đà-hoàn. Đây là quả vị đầu tiên trong 4 quả Thanh Văn, còn có nghĩa là Nhập Lưu hay Dự Lưu, tức nhập vào dòng Thánh, không còn bị đọa lạc trong ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) nữa. Hôm ấy, Kỳ la về nhà trong lòng vô cùng hoan hỷ đem bài kệ giảng lại cho cha nghe một cách mạch lạc, rạch ròi, không sót một ý nào. Cấp Cô Độc ngỡ ngàng, không ngờ con trai mình hôm nay thông đạt Phật pháp đến thế, lại không thấy con nhắc đến việc cho 500 đồng tiền vàng. Hôm sau, ông đến cung thỉnh đức Phật cùng chư Tăng đến nhà để cúng dường Trai Tăng. Sau lễ cúng dường, trước mặt đức Phật và chư Tăng, ông muốn tán thưởng người con trai của mình theo đúng lời hứa, ông lấy 500 đồng tiền vàng ra trao cho Kỳ-la. Bất ngờ thay, Kỳ-la lúc này dứt khoát không nhận những đồng tiền của cha mà còn xin cha cất giữ để cúng dường Tam Bảo. Đồng thời Kỳ-la xin đức Phật được quy y Tam Bảo. Được đức Phật chấp nhận, Kỳ-la xin phát lời thề nguyện, “suốt đời con nguyện theo gương cha luôn làm việc thiện lành, giúp đỡ người nghèo khó và cúng dường Tam Bảo”. Cấp Cô Độc cảm thấy quá bất ngờ trước sự nhiệm mầu của Phật pháp đã chuyển hóa người con trai tham lam, ích kỷ, tật đố của mình một cách nhanh chóng như vậy. Nhân đó, ông xin đức Phật giải thích lý do về sự chuyển hóa này. Đức Phật cho ông biết Kỳ-la đã chứng được quả vị Tu-đà-hoàn. Người chứng quả vị này đã dứt trừ được cái thấy sai lầm về sự sống. Vì vậy, người này dứt được 3 kiết sử: thân kiến, nghi ngờ và giới cấm thủ; tức là không còn cái thấy sai lầm về thân, thân này như thế nào thì thấy rõ ràng như thế đó, thân này do nhân duyên hòa hợp của 4 đại mà thành nên nó không thật có. Người chứng quả Tu-đà-hoàn thấy rõ được thân không thật có, khi đủ duyên thì có thân này, khi hết duyên thì thay hình đổi dạng chứ không mất hẳn. Nhờ thấy biết như vậy nên ta bớt chấp trước, tham đắm vào sắc thân mà làm tổn hại cho người. Thấy hiểu đúng như vậy ta cố gắng tu hành chuyển hóa những thói hư, tật xấu để sống tốt trên cõi đời này, nếu không giúp ích cho ai thì ít ra cũng không tạo đau khổ cho ai. Người chứng quả Tu-đà-hoàn sẽ không còn thoái đọa vào các đường ác vì đã thấu hiểu rõ ràng quả báo của sự làm ác. Thứ đến, người chứng quả Tu-đà-hoàn không còn nghi ngờ những lời Phật dạy về pháp Tứ Đế, tức 4 điều chắc thật về sự khổ của chúng sinh: khổ vì sinh-già-bệnh-chết, khổ vì sự mất mát, khổ vì mong cầu không được như ý, khổ vì oán ghét mà gặp nhau hoài, khổ vì sự tương tàn, tương sát của con người với nhau, khổ vì thiên tai, hỏa họan, thiếu ăn, thiếu mặc… Tất cả nỗi khổ đau đều có nguyên nhân sâu xa của nó do thói quen huân tập của mỗi người mà dẫn đến hậu quả như tham-sân-si-mạn-nghi-ác kiến… Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân chứ không có gì là khi không, bỗng dưng mà có, hay do một đấng quyền năng nào tạo ra. Con người bị khổ hầu hết là do lòng tham mà ra, không thỏa mãn lòng tham sẽ sinh nóng giận, hận thù; còn về lý trí thì khổ là do vô minh mà ra. Như vậy, nguyên nhân của sự đau khổ là do tham-sân-si tạo thành. Biết được nguyên nhân, gốc rễ, cội nguồi của mọi khổ đau, ta phải tìm cách thoát khổ. Quan trọng nhất là ta phải làm thế nào diệt trừ cho được những thói quen xấu sinh ra từ tham-sân-si. Khi biết được nguyên nhân rồi ta tìm cách dập tắt, tiêu trừ bằng các phương pháp tu tập để chuyển hóa. Ở đây, đức Phật chỉ cho ta cái quả an ổn, hạnh phúc tột cùng là Diệt Đế (quả vị cao nhất của người tu đạo Phật). Sau đó, Ngài mới hướng dẫn cho ta con đường dẫn đến cái quả Diệt Đế bằng các phương pháp tu tập, hành trì là Đạo Đế. Quả thật, đức Phật là một nhà tâm lý đại tài, muốn hướng dẫn chúng sinh đến với đạo Ngài chỉ quả trước là an lạc, hạnh phúc, tự do, tự tại, giải thoát để ta thấy được lợi ích mà phát tâm tu hành rồi Ngài mới chỉ cách thức để đạt được quả ấy. 

THÍCH ĐẠT MA PHỔ GIÁC

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

20 năm tiền lương và 3 lời khuyên



Một cặp vợ chồng mới kết hôn rất nghèo và sống trong một nông trại nhỏ. Một ngày, người chồng nói với vợ:
“Em yêu, anh sẽ rời ngôi nhà này… Anh sẽ phải đi rất xa, rất xa, tìm một công việc, rồi làm thật chăm chỉ để có thể trở về và cho em một cuộc sống đầy đủ mà em luôn xứng đáng. Anh không biết đôi ta sẽ biệt ly bao lâu, vì vậy anh chỉ đòi hỏi em một điều này thôi: Hãy đợi anh. Khi anh không còn ở đây, em hãy giữ tấm lòng son, hãy bảo toàn sự thủy chung, bởi anh cũng sẽ như vậy với em.”

Sau đó, người chồng rời đi. Ngày lại ngày trôi qua, anh đã đi một quãng đường rất rất xa, cho đến khi gặp một lão nông bên đường. Ông lão cũng đang cần tìm người phò tá mình. Chàng trai trẻ bước đến và tỏ ý muốn trở thành người hầu cận giúp đỡ ông mỗi ngày. Ông lão chấp nhận, sau đó, họ cùng thảo luận với nhau. Anh nói:
“Hãy để tôi làm việc chừng nào tôi còn có thể, và khi tôi nhận thấy đã đến lúc phải trở về cố hương, xin hãy để tôi đi. Tôi không muốn nhận một đồng lương nào trong lúc này – ngài vui lòng giữ lại giúp tôi cho đến ngày tôi rời đi. Vào ngày ấy, xin hãy đưa lại cho tôi toàn bộ số tiền ấy”.
Họ cùng đồng ý với thỏa thuận này. Và thế là người chồng làm việc trong nông trại của ông lão trong suốt 20 năm – không có ngày lễ, và cũng không có ngày nghỉ ngơi. Thấm thoắt 20 năm đã trôi qua, anh đến gặp ông chủ của mình và nói:
“Thưa ngài, đã đến lúc tôi cần phải trở về nhà, xin ngài hãy gửi lại tôi số tiền lương trong những năm qua”.
Ông chủ của anh trả lời:
“Tốt lắm! Sau cùng, ta đã có thỏa thuận với anh và ta sẽ giữ lời. Tuy nhiên, trước khi anh đi, ta muốn anh hãy cân nhắc điều này: Hoặc là ta sẽ trả lại anh tất cả số tiền và để anh đi; hoặc ta sẽ cho anh 3 lời khuyên và để anh đi. Nếu anh chọn túi tiền, ta sẽ không cho anh 3 lời khuyên ấy; và ngược lại, nếu anh chọn lời khuyên, ta cũng sẽ không đưa tiền cho anh. Bây giờ, chàng trai, hãy trở về phòng và suy nghĩ trước khi cho ta biết quyết định của mình”.
Sau hai ngày suy nghĩ, anh quay lại và nói với ông chủ:
“Thưa ngài, tôi muốn nhận 3 lời khuyên của ngài”.
“Đừng quên rằng, nếu ta cho anh 3 lời khuyên này, ta sẽ không đưa tiền cho anh. Anh còn băn khoăn điều gì không?”
“Thưa ngài, tôi muốn nhận 3 lời khuyên…”
Sau đó, ông chủ nói với anh:
“Một là: Đừng bao giờ lựa chọn đường tắt trong cuộc đời. Những con đường nóng vội có thể tiềm ẩn mối hiểm họa khôn lường!
“Hai là: Đừng bao giờ quá hiếu kỳ, bởi cái giá cho hiếu kỳ có thể là quá đắt… “Ba là: Đừng bao giờ quyết định trong cơn nóng giận hay trong lúc tuyệt vọng, bởi những quyết định mù quáng sẽ khiến anh phải hối hận muộn màng.”
Tiếp đó, ông chủ đưa cho anh ba chiếc bánh mỳ và nói:
“Đây là 3 chiếc bánh mỳ dành cho anh: Hai chiếc trên đường, còn chiếc cuối cùng để anh thưởng thức cùng vợ mình khi trở về nhà”.

Tạm biệt ông lão, người đàn ông lên đường trở về. Con đường 20 năm cách trở trải dài ra trước mắt. Anh hồi hộp mong chờ đến giây phút đoàn tụ với người vợ ở quê nhà.





Sau ngày đầu tiên, anh gặp một hành khách trên đường. Người lạ mặt nói:
“Chàng trai, anh đang đi đâu thế?”
“Đến một nơi rất xa, cách đây 20 ngày đường nếu tôi tiếp tục đi về hướng này”.
Người lạ mặt lại nói:
“Ồ, anh bạn trẻ, đường sẽ rất dài và xa xôi! Tôi biết có một ngã rẽ khác giúp anh sớm trở về nhà”.
Anh hăm hở bước theo con đường mới này. Nhưng rồi sau đó, chợt nhớ lại lời khuyên đầu tiên của ông lão, anh bèn quay trở lại con đường cũ lúc đầu. Nhiều ngày sau đó, anh vô tình biết rằng đoạn đường tắt hôm trước có rất nhiều đạo tặc mai phục.
Nhiều ngày nữa lại trôi qua, anh may mắn tìm thấy một nhà nghỉ ven đường. Anh dừng chân dùng bữa tối rồi ngủ một giấc dài… Đến nửa đêm, anh chợt tỉnh giấc vì nghe thấy tiếng la hét thất kinh bên ngoài phòng trọ. Anh bước ra khỏi chăn và toan mở cửa xem điều gì đang diễn ra. Bất giác, anh nhớ lại lời khuyên thứ hai nên nén nỗi tò mò và quay trở lại giường.
Sáng hôm sau, khi dùng điểm tâm, người chủ nhà trọ hỏi rằng, liệu anh có nghe thấy tiếng la hét thất thanh đêm qua không. Anh đáp lại là có. Ông bèn hỏi tiếp:
“Anh không tò mò xem chuyện gì đang xảy ra sao?”
“Không, không hề!”
“Thật may mắn, anh là vị khách đầu tiên có thể sống sót mà rời khỏi đây. Trong làng chúng tôi có một con quỷ. Ban đêm, nó thường la hét để gây sự chú ý. Bất kỳ ai nghe thấy tiếng hét mà chạy tới đều sẽ rơi vào nanh vuốt con quỷ này…”

Anh lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Càng gần tới cố hương, anh lại càng hồi hộp và vui sướng. Ngày lại ngày, đêm lại đêm, đôi chân anh đã mệt mỏi rã rời. Cuối cùng anh cũng thấy thấp thoáng ánh lửa bập bùng trong túp lều thân quen.
Bầu trời đã tối lắm rồi, mà mái nhà của anh vẫn còn một quãng dài phía trước. Qua khung cửa sổ, anh thấy bóng dáng người vợ hiền mà anh luôn yêu tha thiết. Nhưng kìa, nàng không ở đó một mình mà còn xuất hiện một gã đàn ông nào đó… Nàng vuốt tóc hắn ta, có vẻ hai người rất tình cảm bên nhau.
Hình ảnh trước mắt khiến trái tim anh tan vỡ và cay đắng. Trong lòng anh sục sôi một nỗi tức giận và tủi nhục. Anh chỉ muốn chạy ngay đến để trút nỗi giận này. Nhưng rồi anh hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại khi nhớ đến lời khuyên thứ ba.
Anh dừng chân và quyết định ngủ lại bên ngoài. Nằm trên bãi cỏ giữa núi đồi và ngắm nhìn sao trời, anh tự nhủ sẽ chờ đến sáng mai.

Khi ánh bình minh ló rạng cũng là lúc anh lấy lại hoàn toàn bình tĩnh. Anh nói với chính mình:
“Ta sẽ không làm hại vợ ta và người tình của nàng. Ta sẽ trở lại bên ông chủ và yêu cầu ông chấp nhận ta làm việc thêm lần nữa. Nhưng trước khi lên đường, ta muốn gặp nàng để nói rằng ta vẫn luôn thủy chung với nàng…”
Anh ngập ngừng gõ cửa… Khi vợ anh mở cửa, cô đã òa lên hạnh phúc và ôm chầm lấy anh. Anh chỉ nhỏ nhẹ:
“Anh luôn một lòng một dạ với em, nhưng tại sao em lại phản bội niềm tin ấy?”
Lời kết tội như làm trái tim thắt lại, cô nói:
“Làm sao em có thể phản bội anh? Em không bao giờ làm điều gì trái với lương tâm mình. Em đã kiên nhẫn đợi chờ anh suốt 20 năm qua…”
“Vậy còn người đàn ông bên cạnh em đêm qua? Anh ta là ai chứ!”
Đến lúc này, cô mới mỉm cười:
“Đó là con trai chúng ta! Khi anh rời đi, em mới phát hiện rằng mình mang thai. Đến nay, con chúng ta đã 20 tuổi rồi”.

Những lời nói ấy như dòng suối mát lành cuốn trôi nỗi buồn lo trong lòng anh. Anh cầu xin cô tha thứ, rồi bước vào phòng gặp người con trai anh chưa từng biết mặt. Sau đó, cả gia đình đoàn tụ trong bữa sáng mà vợ anh mới chuẩn bị. Anh lấy ra chiếc bánh mỳ cuối cùng và đặt lên bàn.

Khi cắt bánh mỳ làm ba phần đều nhau, anh bất ngờ khi nhìn thấy toàn bộ số tiền lương của 20 năm qua được giữ kín trong đó. Số tiền không chỉ là 20 năm mà còn vượt xa gấp nhiều lần.
Thiêng Liêng cũng giống như ông chủ trong câu chuyện kể trên. Khi yêu cầu chúng ta cống hiến, ngài còn dành tặng chúng ta nhiều hơn những gì ta đã làm. Ngài muốn những đứa con của ngài có được trí huệ sáng suốt, và có cả những phúc lành xứng đáng…

(Sưu tầm)
Hồng Liên biên dịch